Lịch sử Hồng kỳ (tạp chí)

Hồng kỳ bắt đầu ra mắt trong thời kỳ Đại nhảy vọt[2] vào năm 1958.[1][5] Tạp chí này là sự kế thừa của một tạp chí khác mang tên Học tập.[6] Tên gọi Hồng kỳ do chính Mao Trạch Đông đặt ra.[1] Trần Bá Đạt làm biên tập viên,[6] từng là cơ quan truyền thông quan trọng trong Cách mạng Văn hóa.[1][7] Năm 1966, Pol Pot sáng lập một tạp chí tương tự có cùng tên ở Campuchia bằng tiếng Khmer gọi là Tung Krahom phỏng theo Hồng kỳ.[8]

Trong thập niên 1960, Hồng kỳ tạm thời ngừng xuất bản, nhưng được tái khởi động vào năm 1968.[9] Tạp chí bắt đầu phát hành hai tuần một lần.[5] Sau đó ấn hành hàng tháng cho đến năm 1979.[6] Hồng kỳ được xuất bản hai tháng một lần từ năm 1980 cho đến năm 1988.[6]

Hồng kỳ bao gồm các luận thuyết dưới sự ủng hộ của đảng.[2] Nó cũng cho đăng các bài viết về những đảng cộng sản ở các quốc gia khác theo quan điểm của đảng. Ví dụ vào tháng 3 năm 1963, bài phát biểu của Palmiro Togliatti, lãnh đạo Đảng Cộng sản Ý, tại Đại hội lần thứ X đã được tạp chí này thảo luận và đánh giá chi tiết.[10]

Tháng 5 năm 1988, giới quan chức Trung Quốc thông báo rằng tạp chí này sẽ bị đình bản.[11] Cuối cùng, nó ngừng xuất bản vào tháng 6 năm 1988, và được thay thế bằng tờ Cầu thị.[1]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hồng kỳ (tạp chí) http://articles.latimes.com/1988-05-01/news/mn-338... https://books.google.com/books?id=ZFXyhc3uvksC&pg=... https://books.google.com/books?id=dboOAtK3Nv4C&pg=... http://mall.cnki.net/magazine/Article/YWJZ20120201... https://u.osu.edu/mclc/journal/abstracts/shao/ https://www.jstor.org/stable/41491022 https://books.google.com/books?id=UQKyAAAAQBAJ&pg=... https://books.google.com/books?id=-FXgS93rYv4C&pg=... https://books.google.com/books?id=Ve2CApRN_S8C&pg=... https://books.google.com/books?id=WQcAAAAAMBAJ&pg=...